Sữa ong chúa có tác dụng gì đối với bệnh rối loạn lo âu?
Trong những bài viết trước, tôi đã đề cập đến sữa ong chúa. Trong đó, có một bài viết chi tiết về tác dụng của sữa ong chúa.
Bài viết này, chúng ta cùng thảo luận chi tiết hơn về tác dụng của sữa ong chúa đối với bệnh lo âu. Những người mắc bệnh lo âu sử dụng sữa ong chúa có thay đổi được tâm trạng hay không?
Cũng xin nhắc lại, sữa ong chúa chính là thức ăn của con ong chúa. Nó được biết đến như mọt sản phẩm để tăng cường năng lượng và kích thích miễn dịch. Nhưng nó cũng có các chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến não của chúng ta.
Rối loạn lo âu thường xuất phát từ sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, hoặc hóa chất trong não và gây ra cho chúng ta tình trạng căng thẳng. Hơn nữa, nó cũng có thể gây ra suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng viên sữa ong chúa.
Rối loạn lo âu
Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenalin là nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn lo âu mãn tính.
Rối loạn lo âu thường có những biểu hiện như lo lắng, khó chịu, sợ hãi, đổ mồ hôi, đau dạ dày, mất ngủ,... Trong nhiều trường hợp, rối loạn lo âu có thể gây hoảng loạn, căng thẳng cảm xúc và có thể dẫn đến các cơn đau tim (hiếm gặp).
Theo nghiên cứu, một số dưỡng chất trong sữa ong chúa có thể chống lại sự mất cân bằng hóa học trong não. Vì vậy, nhiều người cho rằng nó có tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh rối loạn lo âu.
Dinh dưỡng trong sữa ong chúa
Sữa ong chúa là thức ăn duy nhất của con ong chúa. Đây là sản phẩm bổ dưỡng nên con ong chúa thường lớn gấp đôi con ong thợ và nặng hơn chúng khoảng 60%.
Sữa ong chúa thường cung cấp khoảng 13% protein, 15% carbohydrate và 6% lipit, bao gồm các axit
Sữa ong chúa và hóa học não
Ngoài khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất, tăng hàm lượng huyết sắc tố trong máu và hỗ trợ tiêu hóa, sữa ong chúa có thể thay đổi hóa học não chủ yếu thông qua các hoạt động của axit pantothenic.
Axit pantothenic, hay vitamin B-5, thường được gọi là vitamin stress vì nó được sử dụng để tổng hợp coenzyme-A, cần thiết để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine và giảm căng thẳng và lo lắng.
Tổng hợp hormone melatonin, rất cần thiết để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thúc đẩy thư giãn, cũng cần axit pantothenic.
Niacin, hoặc vitamin B-3, có khả năng giảm huyết áp, loại bỏ adrenaline dư thừa và điều chỉnh hormone, tất cả đều chống lại sự lo lắng.
Vitamin B-12 và axit folic cũng đóng vai trò quan trọng đối với tâm trạng và chức năng não cao hơn.
Về mặt dinh dưỡng, sữa ong chúa rất giàu vitamin B, đặc biệt là axit pantothenic, niacin và riboflavin. Sữa ong chúa cũng là một nguồn vitamin C và B-12, axit folic, canxi, đồng, sắt, phốt pho, kali, silic, lưu huỳnh, acetylcholine, estrogen, testosterone, progesterone, inositol, tất cả các axit amin thiết yếu và nhiều loại của enzyme.
Sữa ong chúa và rối loạn lo âu
Các chất dinh dưỡng trong sữa ong chúa cho thấy các đặc tính có thể làm giảm bớt lo lắng. Mặc dù không có bằng chứng khoa học xác thực rằng nó là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bất kỳ bệnh hoặc rối loạn của con người.
Sữa ong chúa dường như rất quan trọng đối với sức khỏe, trong đó có sức khỏe của ong. Nhưng chúng ta cũng cần thêm các nghiên cứu lâm sàng khác để hiểu rõ hơn về tác dụng của nó đối với con người.
Các biện pháp tự nhiên khác, chẳng hạn như rễ cây valerian, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng lo âu. Nhưng, cách tốt nhất là bạn vẫn cần được sự tư vấn của các chuyên gia y tế trong trường hợp cụ thể.
Như vậy, có thể xem sữa ong chúa có một số tác dụng nhất định đối với bệnh rối loạn lo âu bởi vì chúng có những thành phần dinh dưỡng có lợi cho bệnh này. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thêm các nghiên cứu khác về nó. Nếu sử dụng, bạn nên tham khảo cách uống sữa ong chúa từ các chuyên gia y tế để có kết quả tốt nhất.